Nền công nghiệp 4.0 cho phép các nhà xưởng, xí nghiệp sản xuất áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất để nâng cao năng suất hoạt động tạo ra nhiều lợi nhuận. Để thực hiện được những vấn đề trên, giải pháp quản lý nhà máy thông minh ra đời tạo ra các giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp sản xuất
Thế nào là quản lý nhà máy thông minh?
Quản lý nhà máy thông minh là hệ thống quản lý công việc sản xuất tổng hợp tập trung vào điều khiển, giám sát hệ thống trong thời gian thực, quản lý quy trình hoạt động công việc, sự lưu thông hàng hóa hay tình trạng hàng lỗi, …
Nhờ có hệ thống quản lý nhà máy thông minh các doanh nghiệp sản xuất có thể nắm bắt mọi thông tin, vận hành của nhà máy từ đó đưa ra các quyết định tối ưu nhất để nhà máy được vận hành một cách trơn tru nhất.
Lợi ích của việc quản lý nhà máy thông minh
Tăng cường hiệu suất sản xuất
- Nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện quy trình sản xuất
- Hệ thống tạo được nền tảng cốt lõi để tăng trưởng sản xuất và mở rộng kinh doanh
- Dễ dàng kiểm soát các quy trình công đoạn trong sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm nhờ áp dụng công nghệ tin học từ đó tăng cường hiệu suất sản xuất.
Nâng cao hiệu quả công việc
- Tăng cường và nâng cao mức độ xử lý thông tin nhanh chóng trong thời điểm hiện tại
- Cải thiện và tăng cường sự ổn định của hệ thống và chất lượng sản phẩm
- Công việc được tự động hóa
Các tiêu chuẩn quản lý được nâng cao
- Nâng cao hiệu suất và tốc độ quản lý nhờ lượng thông tin của doanh nghiệp được cải thiện
- Đưa ra các quyết định chính xác nhờ các thông tin được cung cấp nhanh chóng, chính xác từ đó ứng phó linh hoạt với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Số hóa dữ liệu đang là xu hướng toàn cầu và là một bước quan trọng trong việc thiết lập hệ thống quản lý nhà máy thông minh.
Hạ tầng số
Số hóa cơ sở hạ tầng là bước đầu trong quá trình triển khai nhà máy thông minh. Đầu từ quản lý nhà máy thông minh doanh nghiệp cần xác định được việc lựa chọn đầu tư dịch vụ đám mây hay các sever vật lý tại cơ sở của doanh nghiệp. Từ bước xác định trên, doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư các máy móc điện tử, bảo mật cơ sở dữ liệu, công nghệ, …
Số hóa các tư liệu trong sản xuất
Số hóa tư liệu sản xuất là điều cần thiết để thiết lập các giải pháp quản lý nhà máy thông minh. Doanh nghiệp xác định tình trạng máy móc để kết nối chúng với nhau vào một mạng internet nội bộ. Hệ thống IT trong doanh nghiệp ẽ cho phép thực hiện điều này.
Toàn bộ các thông tin được thu thập từ các thiết bị cảm biến, đo đạc hoặc tín hiệu từ các PLC theo thời gian thực sẽ được xử lý, chia sẻ và được chuyển tới hệ thống hoạch định phân tích dữ liệu trung tâm.
Số hóa hệ thống quản trị
Bắt đầu từ việc số hóa các tài liệu, giấy tờ. Các dữ liệu số hóa được cần phân loại, liên kết với nhau để tạo ra một bức tranh dữ liệu tổng thể của doanh nghiệp. Để thực hiện được mục đích này, doanh nghiệp cần có hệ thống tích hợp thông tin như hệ thống phần mềm ERP (hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp), và MES (hệ thống điều hành sản xuất) ….
Các tính năng của một hệ thống quản lý nhà máy thông minh
- Quản lý sản xuất: Upload kế hoạch sản xuất, quản lý thực hiện sản xuất, kiểm tra hoạt động sản xuất; quản lý lịch sử sản xuất
- Quản lý vật liệu: Nhập kho, di chuyển, xuất kho vật liệu; kiểm tra tình trạng, lịch sử vật liệu, tra tra vật liệu của từng kho
- Quản lý thiết bị: Quản lý trạng thái thiết bị, quản lý hỏng hóc/sửa chữa thiết bị
- Quản lý chất lượng: Nhập dữ liệu đo lường, chất lượng công đoạn, kiểm tra đầu ra
- Quản lý công đoạn: Quản lý tiêu chuẩn dữ liệu thiết bị
- Báo cáo: Phân tích tình hình sản xuất, tình hình stock/wip, phân tích hiệu suất so với kế hoạch, phân tích hàng lỗi
- Quản lý hệ thống: Chức năng đa ngôn ngữ, quản lý quyền người sử dụng; Quản lý thông báo, code; quản lý chức năng hệ thống
- Master data: Master data sản phẩm, thiết bị; Công đoạn/ dòng công đoạn; quản lý thông số đo lường, tiêu chuẩn công việc
- Quản lý nhãn mã vạch: Quản lý hệ thống ID mã vạch, thiết kế nhãn mã vạch; Xuất nhãn mã vạch